Trong thời đại kinh tế số, khách hàng ngày càng được ưu tiên và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Doanh nghiệp nào có thể mang đến trải nghiệm khách hàng tuyệt vời sẽ là người chiến thắng. Nhưng làm sao để biết khách hàng thực sự nghĩ gì về dịch vụ của bạn? Câu trả lời chính là “đo lường trải nghiệm khách hàng”.
TẠI SAO ĐO LƯỜNG TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG LẠI QUAN TRỌNG?
Đo lường trải nghiệm khách hàng (CXM- Customer Experience Measurement) là quá trình thu thập, phân tích và đánh giá phản hồi của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ và tương tác của họ với doanh nghiệp.Lợi ích của việc đo lường trải nghiệm khách hàng
- Hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Doanh nghiệp sẽ nắm bắt được những điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm, dịch vụ, hiểu rõ mong muốn và kỳ vọng của khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp điều chỉnh sản phẩm, dịch vụ phù hợp hơn với thị trường.
- Phân khúc khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả. Bạn có thể phân loại khách hàng dựa trên phản hồi. Từ đó đưa ra chiến lược tiếp cận phù hợp. Chẳng hạn như: khách hàng trung thành cần được chăm sóc khác với khách hàng tiềm năng, nhóm khách hàng trung niên sẽ có hướng tiếp thị khác nhóm khách hàng gen Z
- Nâng cao sự hài lòng của khách hàng. Bằng cách xác định điểm cần cải thiện và đưa ra giải pháp, doanh nghiệp có thể nâng cao sự hài lòng của khách hàng, tạo dựng lòng trung thành và khuyến khích mua lại.
- Gia tăng doanh thu hoạt động kinh doanh. Khách hàng hài lòng sẽ có xu hướng giới thiệu sản phẩm, dịch vụ cho người khác, góp phần gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trong thế giới số hiện nay, khách hàng có nhu cầu chia sẻ trải nghiệm của mình đến cộng đồng trên các nền tảng mạng xã hội. Việc mang đến một trải nghiệm khách hàng hoàn hảo sẽ giúp doanh nghiệp được đánh giá cao. Từ đó nâng cao danh tiếng và lợi thế cho thương hiệu trên thị trường.
- Xây dựng thương hiệu mạnh mẽ. Trải nghiệm khách hàng tốt là yếu tố quan trọng góp phần xây dựng thương hiệu mạnh mẽ, uy tín và thu hút khách hàng tiềm năng.
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG PHỔ BIẾN
Có nhiều phương pháp đo lường trải nghiệm khách hàng, mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến:- Khảo sát. Khảo sát trực tuyến, khảo sát qua điện thoại, khảo sát trực tiếp là những phương pháp phổ biến để thu thập phản hồi của khách hàng.
- Phân tích dữ liệu. Phân tích dữ liệu từ website, mạng xã hội, email, chatbot, hệ thống CRM giúp bạn hiểu rõ hành vi mua sắm và tương tác của khách hàng.
- Theo dõi phản hồi. Theo dõi phản hồi của khách hàng trên các kênh mạng xã hội, diễn đàn, đánh giá sản phẩm giúp bạn nắm bắt những ý kiến, phản ánh từ khách hàng.
- Phỏng vấn chuyên sâu. Phỏng vấn chuyên sâu giúp bạn thu thập những thông tin sâu sắc, chi tiết về trải nghiệm của khách hàng.
- Bên cạnh các phương pháp truyền thống, đo lường CX bằng Camera Ai là một giải pháp đột phá trong kỷ nguyên số 4.0. Giải pháp này thu thập, phân tích thông tin về nhân khẩu học, hành vi khách hàng một cách tự động, nhanh chóng và khách quan nhất. Đây là giải pháp được dự đoán là công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp dẫn đầu thị trường nếu được ứng dụng đúng cách trong việc nâng cao trải nghiệm khách hàng.
NHỮNG CHỈ SỐ QUAN TRỌNG CẦN ĐO LƯỜNG TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG.
Để đánh giá hiệu quả của việc đo lường trải nghiệm khách hàng, doanh nghiệp cần theo dõi một số chỉ số quan trọng như:- NPS (Net Promoter Score). Chỉ số đánh giá khả năng giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của khách hàng.
- CSAT (Customer Satisfaction Score). Chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng với sản phẩm, dịch vụ.
- CES (Customer Effort Score). Chỉ số đánh giá mức độ dễ dàng, thuận tiện khi tương tác với doanh nghiệp.
- Chuyển đổi khách hàng. Tỷ lệ khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thực tế.
- Tỷ lệ giữ chân khách hàng. Tỷ lệ khách hàng quay lại sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
- Tỷ lệ khách hàng phàn nàn. Số lượng khách hàng phản ánh về sản phẩm, dịch vụ.
- Thời gian xử lý khiếu nại. Thời gian để doanh nghiệp giải quyết vấn đề của khách hàng.
LỜI KHUYÊN CHO DOANH NGHIỆP KHI TRIỂN KHAI ĐO LƯỜNG TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG.
- Bắt đầu với việc đặt mục tiêu rõ ràng. Xác định mục tiêu cụ thể mà bạn muốn đạt được thông qua việc đo lường trải nghiệm khách hàng.
- Chọn phương pháp phù hợp với doanh nghiệp. Lựa chọn phương pháp đo lường phù hợp với quy mô, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
- Sử dụng công cụ đo lường chuyên nghiệp. Sử dụng các phần mềm, công cụ đo lường chuyên nghiệp để thu thập và phân tích dữ liệu hiệu quả.
- Phân tích dữ liệu và đưa ra giải pháp. Phân tích dữ liệu thu thập được để xác định điểm mạnh, điểm yếu và đưa ra giải pháp cải thiện.
- Thường xuyên theo dõi và đánh giá. Thường xuyên theo dõi và đánh giá hiệu quả của các giải pháp đã áp dụng.
- Tạo văn hóa lấy khách hàng làm trung tâm. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp lấy khách hàng làm trung tâm, khuyến khích nhân viên lắng nghe và phục vụ khách hàng.
Liên hệ chúng tôi:
SmartTracking
Số điện thoại: 094 225 8868
Email: info@smartscentvn.com